Tổ chức các chuyên đề thực tế cho sinh viên năm 4 ngành Tâm lí học năm học 2021 – 2022
Từ ngày 22/11/2021 đến ngày 27/11/2021 Bộ môn Tâm lý học thuộc Khoa Giáo dục, trường Đại học Sài Gòn đã tổ chức thành công các chuyên đề thực tế cho sinh viên năm 4 ngành Tâm lý học.
Chuỗi chuyên đề nằm trong chuỗi hoạt động chuyên môn của Khoa Giáo dục nhằm tạo môi trường cho sinh viên tiếp cận, trao đổi và cọ xát thực tiễn các vấn đề học thuật. Các chủ đề bao gồm: “Tự tin hòa nhập thị trường lao động”; “Vấn đề trị liệu trên bản thân trong đào tạo chuyên viên tâm lý”; “Kinh nghiệm làm việc với trẻ đặc biệt và phụ huynh”; “Tâm lý học và công tác nhân sự”.
Chuỗi chương trình được tổ chức trực tuyến qua Zoom nhằm đảm bảo cho sinh viên có một chương trình thực tế chuyên môn bổ ích đồng thời vẫn đảm bảo các quy định phòng tránh dịch covid-19.
Tham dự chuỗi chương trình bao gồm: Lãnh đạo khoa, giảng viên trong khoa và các khách mời là báo cáo viên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực Tâm lý học ứng dụng; Sinh viên năm 4 ngành Tâm lý học và sinh viên trong khoa có nhu cầu tìm hiểu các nội dung trong chuỗi chuyên đề.
Dưới đây là hình ảnh và hoạt động của các báo cáo viên và sinh viên trong các buổi báo cáo chuyên đề chuyên môn.
Thạc sĩ Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy
(Giám đốc khu vực Bắc ASEAN, Human Dynamics – Công ty Human Dynamic Goup)
Với chủ đề “Tự tin hòa nhập thị trường lao động”, Thạc sĩ Phan Trịnh Hoàng Dạ Thy (Giám đốc khu vực Bắc ASEAN, Human Dynamics) đã trao cho sinh viên nhiều thông tin bổ ích về ngành tâm lý được ứng dụng trong lĩnh vực nhân sự. Những chia sẻ của báo cáo viên giúp sinh viên hình dung rõ hơn về công việc thực sự của một chuyên viên tâm lý trong lĩnh vực nhân sự sau khi ra trường.
Thạc sĩ Hà Thanh Vân
(Giám đốc Trung tâm Giáo dục Hòa nhập Tân Bình)
Với chuyên đề “Kinh nghiệm làm việc với trẻ đặc biệt và phụ huynh”, Sinh viên được Thạc sĩ Hà Thanh Vân (Giám đốc Trung tâm Giáo dục Hòa nhập Tân Bình) chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn thiết thực trong việc vận dụng lý thuyết tâm lý học vào tìm hiểu tâm lý, tiếp cận với trẻ, phụ huynh trong công tác tham vấn tâm lý trẻ, phụ huynh.
Buổi báo cáo chuyên đề đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo sinh viên, rất nhiều câu hỏi được đặt ra cho diễn giả xuyên suốt chương trình cho thấy tính thiết thực, sự thu hút của chủ đề đối với sinh viên.
Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến
(Phụ trách Câu lạc bộ Trăng non, Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Thành phố Hồ Chí Minh)
Báo cáo viên, Bác sĩ Nguyễn Minh Tiến – Phụ trách câu lạc bộ Trăng non với chuyên đề “Vấn đề trị liệu trên bản thân trong đào tạo chuyên viên tâm lý” đã lưu ý và cung cấp cho sinh viên một số vấn đề thuộc về bản thân nhà tâm lý cần phải lưu tâm khi học nghề, hành nghề tâm lý, cung cấp cho các em một bức tranh chung về ý nghĩa của trị liệu tâm lý tự thân, đặc biệt những định hướng phát triển nghề, thực hành nghề, học nghề sau khi hoàn thành chương trình cử nhân.
Thạc sĩ Đinh Thị Thanh Ngọc
(Trưởng bộ phận đào tạo & phát triển nhân sự – Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại, Dịch vụ Vexere)
Báo cáo viên Thạc sĩ Đinh Thị Thanh Ngọc (Trưởng bộ phận đào tạo & phát triển nhân sự – Công ty trách nhiệm hữu hạn Thương Mại, Dịch vụ Vexere) với chuyên đề “Tâm lý học và công tác nhân sự” đã mang đến cho sinh viên những kinh nghiệm và kiến thức quý báu về các vấn đề ứng dụng tâm lý trong quản lý, tuyển dụng nhân sự. Hướng dẫn cho sinh viên những kỹ năng cần có, giúp sinh viên nhận rõ bản thân cần chuẩn bị tốt những gì, để có thể đáp ứng nhu cầu tuyển dụng khi là một cử nhân tâm lý học bước chân vào lĩnh vực tổ chức nhân sự sau tốt nghiệp.
Sinh viên Năm 3,4 ngành Tâm lý, Khoa Giáo dục
(Sinh viên tham gia nghe các chuyên gia báo cáo chuyên đề)
Nội dung các chuyên đề đã giúp sinh viên hình dung, xác định rõ ràng về công việc của một chuyên viên tâm lý trong lĩnh vực tham vấn, nhân sự. Qua đó, giúp sinh viên tích cực trang bị các kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm thực tiễn cần thiết chuẩn bị cho hoạt động thực tập cuối khóa và trang bị thêm kiến thức chuẩn bị hành trang nghề nghiệp trong tương lai.
Chuỗi chuyên đề mang tính thiết thực, có ý nghĩa, thu hút sự quan tâm trao đổi sôi nổi của sinh viên, nhiều câu hỏi được đặt ra cho các Báo cáo viên.
Bài &Ảnh: Cao Thị Nga – Phùng Phương Thảo